Sa tử cung là gì? Cách phòng chống bệnh Sa tử cung?

Sa Tử Cung là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp phòng chống bệnh

Sa tử cung là một căn bệnh mang nhiều nỗi băn khoăn của các chị em phụ nữ, đặc biệt là các mẹ sau sinh. Theo thống kê của Bộ y tế, ở Việt Nam có khoảng 5 - 8% phụ nữ mắc bệnh sa tử cung chủ yếu thuộc lứa tuổi 40 - 50 trở lên. Đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và lao động của phụ nữ, đặc biết là gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng. 

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung (còn gọi là sa dạ con hay sa sinh dục) là tình trạng tử cung hoặc thành âm đạo bị sa xuống thấp hơn bình thường, nhiều khi kèm theo sa bàng quang và trực tràng.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và lao động của người bệnh.

hình ảnh bệnh sa tử cungHình ảnh bệnh sa tử cung ở phụ nữ

Nguyên nhân bị sa tử cung 

1. Chửa đẻ nhiều

Những người đẻ nhiều lần, đẻ con quá to, đẻ quá sớm, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật khiến các dây chằng bị giãn mỏng trở nên mềm yếu hoặc khiến cho tầng sinh môn bị rách, cơ thắt hậu môn rách sẽ gây sa sinh dục.

2. Lao động nặng hoặc quá sớm sau sinh

Những trường hợp này làm áp lực tầng sinh môn tăng lên, đè vào đáy chậu. Lúc này các tổ chức vùng đáy chậu chưa hồi phục hoàn toàn nên dễ gây sa sinh dục.

3. Rối loạn dinh dưỡng

Tình trạng rối loạn dinh dưỡng vùng đáy chậu có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải (suy kiệt, bệnh mãn tính, mãn kinh,...) khiến các cơ vùng này bị yếu cũng có thể gây sa sinh dục. Đây là nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ trẻ hoặc người đã mãn kinh.

4. Do bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân sa tử cungTử cung 2 buồng (tử cung khép), dây chằng và cơ sàn chậu lão hóa, eo và cổ tử cung có độ dài bất thường.

5. Do bệnh lý

Một số bệnh lý, chẳng hạn như béo phì, táo bón mãn tính và rối loạn tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD). Có thể dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng về cơ và mô liên kết ở xương chậu, và có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của sa tử cung.

Dấu hiệu (triệu chứng) của bệnh sa tử cung

Bệnh tiến triển chậm, có thể kéo dài 5-20 năm. Sau mỗi lần sinh đẻ, bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng hơn. Các triệu chứng của bệnh sa tử cung thì nghèo nàn, vì thế các chị em cần tinh ý phát hiện sớm bệnh để có các biện pháp điều trị kịp thời.

Tùy vào mức độ sa nhiều hay sa ít, sa đơn thuần hay phức tạp, thời gian mắc bệnh… mà có các biểu hiện khác nhau.

Thông thường bệnh nhân có các dấu hiệu sau:

1. Đau lâm râm bụng dưới

Khi tử cung tụt xuống, sẽ gây những cơn co thắt nhẹ làm mẹ có cảm giác đau bụng dưới lâm râm như đau bụng kinh. Trường hợp này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng sẽ gây khó chịu, mệt mỏi hơn.

đau bụng dưới dấu hiệu sa tử cung

Đau bụng dưới là dấu hiệu của sa tử cung

2. Khó chịu khi đi bộ

Trường hợp sa tử cung ở giai đoạn nặng, dạ con sa xuống trong âm đạo sẽ gây khó chịu, cảm giác như có vật cản. Triệu chứng này khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi bộ, đi bộ không thoải mái.

3. Táo bón mãn tính

Táo bón thường xảy ra với bà bầu, tuy nhiên sau sinh mẹ liên tục bị táo bón thì có thể mẹ đang bị sa tử cung. 

Nguyên nhân táo bón do rối loạn tiêu hóa, chất thải không được thải ra ngoài gây đầy bụng, tức bụng, đi ngoài đau rát, chảy máu.

4. Đau thắt lưng

Nếu chị em cảm thấy vùng thắt lưng thường xuyên bị đau, đau nhói như thời kỳ mang thai thì đây là dấu hiệu của sa tử cung.

Đau lưng - dấu hiệu sa tử cung

Dấu hiệu của sa tử cung là chị em thường xuyên bị đau thắt lưng

Khi có dấu hiệu này chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng và chọn tư thế nằm, ngồi tốt nhất cho vùng thắt lưng. 

5. Đau rát khi quan hệ

Sau sinh một thời gian, quan hệ vợ chồng luôn gặp tình trạng đau buốt kèm chảy máu thì đây là dấu hiệu sa tử cung sau sinh. Khi gặp vấn đề này, vợ chồng nên chọn các tư thế quan hệ nhẹ nhàng hoặc đến gặp bác sĩ để tư vấn cách điều trị tốt nhất.

6. Đầy bụng

Dấu hiệu sa tử cung sau sinh mẹ cần phải lưu ý là đầy bụng, khó chịu và thấy bụng căng cứng, phình ra ở vùng xương chậu. 

Nguyên nhân do rối loạn tiểu tiện, nước tiểu không được thoát, thải ra ngoài gây ra tình trạng đầy bụng, tức bụng.

7. Khí hư loãng, ra nhiều hơn bình thường

Nếu thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường, vùng kín có mùi hôi khó chịu, dịch nhầy loãng, có màu trắng thì đây có thể là dấu hiệu sa tử cung sau sinh mẹ cần lưu ý. 

Để biết chính xác hơn mẹ có bị sa dạ con hay không, mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác của bệnh.

Dịch âm đạo ra nhiều là dấu hiệu sa tử cung

Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường là dấu hiệu của sa tử cung

8. Chảy máu khi giao hợp

Do tử cung bị tụt sâu xuống và nằm trong âm đạo, sẽ cản trở và làm chảy máu khi quan hệ và dễ gây viêm nhiễm âm đạo, đau buốt vùng kín.

9. Rối loạn tiểu tiện

Tử cung tụt dần xuống âm đạo, kéo theo bàng quang và niệu đạo bị sa theo gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: Són đái, đái buốt, đái ra máu, đái khó… Bệnh lâu ngày dẫn đến bí đái, phải nhập viện điều trị.

Các triệu chứng này cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em đang có nguy cơ mắc bệnh thận, viêm bàng quang do sự ứ trệ nước tiểu, chất thải lâu ngày không đào thải ra ngoài được.

10. Khó chịu ở vùng kín

Lúc này tửu cung dịch chuyển, sa xuống âm đạo gây tức, khó chịu ở vùng kín. Mẹ sẽ có cảm giác bứt rứt, ngứa, tức nặng phần bụng dưới.

Khi khối lồi (sa dạ con) xuống âm đạo sẽ to lên và có xu hướng đẩy dần ra ngoài, khó đẩy lên được. Cảm giác tức, đau, khó chịu ở vùng kín sẽ biểu hiện rõ rệt.

11. Xuất hiện khối lồi ở âm đạo

sa tử cung

Lúc này sa tử cung đã bị nặng (độ 3) cần điều trị kịp thời

Dấu hiệu sa tử cung sau sinh dễ nhận biết, chính xác nhất đó là xuất hiện một khối lồi ở âm đạo. Tùy vào giai đoạn của bệnh khối lồi sẽ ở vị trí trong âm đạo, ngoài cửa âm đạo, thậm chí ở ngoài âm đạo. 

Ở giai đoạn đầu, khối lồi không có biểu hiện rõ ràng, mẹ khó nhận biết quan sát. Nhưng càng về sau, tử cung tụt dần xuống âm đạo, khối sa to dần lên và biểu hiện rõ mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc bằng tay khi chạm vào.

Các triệu chứng của bệnh thường sẽ ít khó chịu vào buổi sáng và nặng hơn vào buổi chiều. Trong trường hợp người bị sa tử cung khi mang thai sẽ rất dễ bị sẩy hoặc đẻ non. Vì thế, khi có những dấu hiệu bất thường bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám để được tư vấn từ bác sĩ.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc sa tử cung

Sa sinh dục thường xảy ra ở các nước kém phát triển. Việc sinh nở nhiều lần, lao động, mang vác nặng nhọc sẽ khiến cơ sàn chậu phải căng giãn và chịu nhiều áp lực, có khi tổn thương. 

 sa tử cung thường xảy ra ở phụ nữ 40-50 tuổi

sa tử cung thường xảy ra ở phụ nữ 40-50 tuổi

Sa thành tử cung có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào, tuy nhiên căn bệnh này thường xảy ra hơn đối với những đối tượng sau:

  • Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi, cơ và dây chằng trở nên suy yếu, lão hóa.
  • Phụ nữ thường xuyên vận động, mang vác nặng sau khi sinh thay vì phải nghỉ ngơi, kiêng cử. Điều này khiến cho vùng đáy bụng phải co bóp nhiều, gây ra tổn thương và dẫn đến sa tử cung.
  • Phụ nữ sau sinh: đặc biệt là những thai phụ sinh con qua đường âm đạo, thai nhi quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu.

Ngoài ra, những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra sa tử cung sau sinh ở sản phụ:

  • Trải qua phẫu thuật tử cung.
  • Bất thường ở nhau thai
  • Sinh khó, dẫn đến co thắt tử cung quá lâu
  • Thai phụ đã mang thai nhiều lần
  • Thai nhi quá lớn
  • Tuổi cao
  • Mang thai đôi hoặc đa thai

Khi mắc bệnh sa tử cung có quan hệ hay mang thai được không?

Đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và lao động của phụ nữ, đặc biệt là gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng. Nếu không phát hiện sớm điều trị bệnh, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khiến cổ tử cung bị tụt hoàn toàn ngoài âm đạo. Gây viêm nhiễm và không có khả năng tự co lên phải cắt bỏ tử cung.

Bị sa tử cung có quan hệ được không

Bị sa tử cung thì có thể tùy vào mức độ bệnh mà có thể quan hệ được hay không

Tử cung là một bộ phận rất quan trọng trong việc mang thai và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Vậy khi bị sa tử cung có ảnh hưởng đến quan hệ hay mang thai không, mời tham khảo ý kiến của các chuyên gia:

  • Bệnh ở mức độ nhẹ sẽ ảnh hưởng đến chuyện sinh hoạt vợ chồng, khiến phụ nữ cảm thấy đau rát không đạt mức khoái cảm. Làm ảnh hưởng giảm tần suất quan hệ dẫn tới giảm khả năng mang thai.
  • Bệnh ở mức độ nặng hơn gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến: thay đổi nội tiết tố, buồng trứng, vòi trứng,... Làm giảm khả năng thụ thai, dễ dẫn đến trường hợp mang thai ngoài tử cung.
  • Bệnh ở mức độ hoại tử thì phải bắt buộc cắt bỏ tử cung để giữ tính mạng cho người bệnh, trong trường hợp này phụ nữ không còn khả năng sinh sản.

Qua 3 mức độ ở trên thì ta có thể rút ra như sau: Ở mức độ nhẹ thì việc giao hợp sẽ không khiến cho phần tử cung bị sa kéo ra ngoài. Vì vậy, nếu bạn bị sa tử cung nhẹ thì việc quan hệ tình dục sẽ không sao, tuy nhiên bệnh sẽ khiến cho phụ nữ không cảm thấy thoải mái. Còn ở mức độ nặng thì không nên bạn nhé!

Cách điều trị bệnh sa tử cung

Khi có các dấu hiệu bất thường người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác về bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, cơ địa của từng người bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị bệnh sa tử cung khác nhau sao cho phù hợp nhất.

1. Bệnh ở mức độ nhẹ

Phục hồi chức năng bằng cách tập co các cơ đáy chậu giúp tăng trương lực đáy chậu. Phương pháp này có thể làm mất các triệu chứng bên ngoài cơ thể, trì hoãn được phẫu thuật. Nếu phải phẫu thuật cũng giúp hạn chế tái phát sau mổ.

Dùng thuốc:

  • Dùng nội tiết tố thay thế trong các trường hợp mãn kinh bị sa sinh dục để tăng dinh dưỡng niêm mạc tử cung hoặc để chuẩn bị phẫu thuật. Các thuốc hay dùng là các chế phẩm có estrogen như: ovestin, colpormon, colpotrophine
  • Dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm hoặc có biến chứng nhiễm trùng tiết niệu.

2. Bệnh ở mức độ nặng

Đối với người bệnh ở trường hợp nặng, bệnh nhân xuất hiện những biến chứng nguy hiểm ở tử cung như viêm nhiễm, lở loét ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống. Tùy vào mức độ viêm nhiễm nặng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nhu cầu sinh đẻ mà bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành theo 1 trong 3 phương pháp tùy thuộc mức độ, độ tuổi của bệnh nhân:

  • Phương pháp Manchester: Cắt cổ tử cung, làm lại thành trước và thành sau âm đạo, khâu treo lại bàng quang và khâu ngắn dây chằng Mackenroth. Chỉ định đối với đối tượng bệnh nhân còn trẻ, sa tử cung độ 2.
  • Phương pháp Crossen: Cắt tử cung theo đường âm đạo, khâu các mỏm dây chằng treo tử cung lại với nhau thành một vòng chắc. Phương pháp này còn tác dụng dỡ trực tràng. Chỉ định với người bệnh trên 40 tuổi, sa tử cung độ 3.
  • Phương pháp Lefort: Khâu kín âm đạo lại. Phương pháp này đơn giản nhưng ít được áp dụng vì người phụ nữ sẽ không giao hợp được nữa.

Biện pháp phòng tránh bệnh Sa Tử Cung

Bệnh sa tử cung rất nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Vì thế ngay từ bây giờ hãy sử dụng các phương pháp phòng tránh giúp chị em tránh được căn bệnh này:

  • Sau sinh không nên lao động quá sức, quá sớm.
  • Sau sinh nếu bị rách tầng sinh môn dù nhỏ cũng phải khâu lại
  • Không nên để quá trình sinh nở kéo dài, rặn đẻ lâu. Các thủ thuật khoa sản phải đúng kỹ thuật và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tránh các sang chấn vùng tầng sinh môn và âm đạo.
  • Không nên đẻ quá dày, quá nhiều, quá sớm hay quá muộn. Nên đẻ ở những nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật. 

Sa tử cung gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, Vì thế khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở ý tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm. Tránh để tình trạng diễn biến nặng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, lao động của người bệnh.

cách phòng tránh bệnh sa tử cung

Không nên rặn đẻ lâu cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh sa tử cung

Nếu bạn còn đang hoang chưa biết phải điều trị như thế nào về căn bệnh này. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng 0979.048.786 để được chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày mà không cần đến sự can thiệp của dao kéo.  

Tư vấn trực tiếp: DS Thu Phương

Dược sĩ Thu Phương vinh dự thay mặt Công ty dược phẩm PQA nhận giải thưởng cống hiến

Do Ban tổ chức chương trình Y dược học Việt nam vì sức khỏe cộng đồng trao tặng.

Ngày 22.10.2020 - PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Quyền Cục trưởng Cục Y Dược cổ truyền - Biểu dương Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020 trên Toàn Quốc.

Dược sĩ Thu Phương - Đại diện Công ty dược phẩm PQA - nhận giải "Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020"

 
Dược sĩ Thu Phương vinh dự được Công ty trao tặng quà và tôn vinh
 

PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG

Để lấy thuốc, Bệnh nhân có thể đến trực tiếp:

Công ty Dược phẩm PQA

Địa chỉ: 99, đường 10, Tân Thành, Vụ Bản, Nam ĐịnhVào phòng Bảo vệ, hỏi gặp Dược sỹ Thu Phương. Tôi sẽ trực tiếp bắt mạch, kê đơn cho.

Đối với bệnh nhân ở xa, Công ty hỗ trợ gửi qua đường bưu điện, sau 2-4 ngày sẽ nhận được. Khi nào nhận được thuốc, sẽ thanh toán tiền cho người mang thuốc đến.

LƯU Ý :

- Sẽ có hướng dẫn cụ thể khi nhận được thuốc.

- Được kiểm tra hàng trước khi nhận.

- Đổi trả hàng trong 7 ngày.

- Bài viết của Dược sĩ Thu Phương - được đưa lên báo Sức khỏe và đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế:

https://suckhoedoisong.vn/day-lui-hen-suyen-hen-phe-quan-bang-dong-y-n148885.html

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM PQA 

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA

- Ứng dụng từ những bài thuốc gia truyền, thuốc cổ truyền dòng họ Vũ Duy

- Công ty Dược phẩm PQA được thành lập từ năm 2011. Do nhu cầu số cần số lượng thuốc lớn của bệnh nhân trên toàn quốc nên Năm 2018 Công ty hoàn thành Nhà máy sản xuất Thuốc Đông dược Hiện đại, Đạt tiêu chuẩn Quốc Tế GMP - WHO để chắt lọc được tinh chất quý nhất với hàm lượng dược chất cao nhất.

- Quy trình sản xuất được Bộ Y Tế kiểm nghiệm kỹ càng.

=> Nên sản phẩm của Công ty dược phẩm PQA không những không có tác dụng phụ mà còn mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị .

DS Thu Phương chụp ảnh cùng Tổng Giám Đốc Phạm Tú Bình

Tham dự lễ cắt băng Khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược GMP - WHO diễn ra ngày 11/7/2018 bao gồm:

1. Bà: Vũ Thị Phương - CTHĐ Quản trị - Công ty dược phẩm PQA - Thuốc Đông Y PQA

2. Ông Phạm Tú Bình - Tổng Giám Đốc

3. Ông: Phạm Quốc Tú - Giám Đốc Chất Lượng

4. Bà: Nguyễn Thu Phương - Phòng Tư vấn

5. Ông: Bùi Quốc Đại - Quản Đốc Phân Xưởng.

Video giới thiệu tóm tắt về Công ty cổ phần Dược phẩm PQA

Trước những tác dụng phụ không mong muốn ngày càng phổ biến và phức tạp của thuốc Tây. Công ty dược phẩm PQA đã sản xuất các sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên với phương châm “Bổ chính, khu tà - Nghĩa là lấy Bổ làm chính, sau đó thải độc ra ngoài.

Giúp bệnh nhân không những khỏi bệnh mà cơ thể còn khỏe hơn, da sáng hơn sau khi điều trị”.

CÔNG TY DƯỢC PHẨM PQA

♦  Được nhiều thương hiệu Báo nổi tiếng tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ

➡️ https://suckhoedoisong.vn/tu-hao-nha-may-san-xuat-thuoc-dong-duoc-dat-chuan-gmp-who-n148616.html

➡️ https://suckhoedoisong.vn/-pqa-voi-nhung-mon-qua-tinh-than-vo-gia-n149844.html

 

Lễ trao giải Cống hiến 2020 - Truyền hình trực tiếp trên VTC6

Diễn Viên Lan Hương (Trong Phim: Sống chung với mẹ chồng) - Rất tin tưởng vào Đông y PQA vì Cô đã điều trị khỏi nhiều bệnh mãn tính của mình bằng Đông y.

Cô Lan Hương đã xúc động chia sẻ cảm xúc của mình về sản phẩm PQA như sau:


Bài viết Sa tử cung là gì? Cách phòng chống bệnh Sa tử cung? được Bình chọn: 8/ 10

Đặt Mua